Trang trại Bảy Đức - Đ/c: Thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận




Cung cấp dông giống cho hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi dông và hướng dẫn phương pháp nuôi.

Cung cấp dông thịt cho nhà hàng, quán ăn có chất lượng, uy tín, giá phải chăng.

Liên hệ: Trang trại ông Bảy Đức. Địa chỉ: Thôn Tiến Hiệp - xã Tiến Lợi - Phan Thiết - Bình Thuận.

Điện thoại nhà: 062.3.729.964. Điện thoại di dộng: 0188.917.3137. Email: Thanhthuydpi@yahoo.com.vn. Nickchat yahoo: Thanhthuydpi

Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết - Bình Thuận quê tôi. Mời các bạn ghé thăm trang Blog để biết thêm về loài Dông, các món ăn đặc sắc từ Dông và kỹ thuật nuôi dông.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Nuôi dông vùng cát


Ở nơi toàn cát, cây bụi và phi lao của Phú Yên, đang manh nha nghề nuôi dông, một loài bò sát hoang dã đang có nguy cơ tuyệt diệt do “phong trào” tiêu thụ đặc sản này rộ lên mấy năm gần đây.
Tiên phong nghề mới có lẽ là một gia đình chuyên nghề nuôi vịt ở Phú Yên. Tại phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, Phú Yên, ông Huỳnh Ngọc chăn nuôi vịt siêu trứng không còn hiệu quả do thức ăn đắt, giá thành trứng thấp.

Tháng 4/2008, ông Ngọc bán một bò đực giống được 12 triệu đồng. Ông đầu tư hai triệu đồng làm chuồng 60m2, sáu triệu đồng mua 10 kg giống dông, mỗi kilôgam 25-30 con, mỗi con bằng ngón tay trỏ. Trong 300 con dông khởi nghiệp, có 80% là cái, còn lại là đực.

Cày tung biển cát

Những bãi cát hoang vu, cây bụi cằn cỗi dằng dặc, hàng nghìn năm qua, chẳng ai đoái hoài. Thế mà mấy năm lại đây, dọc chiều dài bờ biển 189 km Phú Yên, thấp thoáng giữa những ngư dân, người ta thấy các toán người lúi húi đào moi hố cát.

Nhộn nhịp nhất là ở các xã Xuân Hải (huyện Sông Cầu) và xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa). Nơi đây tự lúc nào hình thành nghề mới, nghề đào và bẫy dông.

Cữ từ tháng 2 dương lịch đến tháng 5, một loạt tỉnh duyên hải nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) vào vụ tận diệt dông để phục vụ các bàn nhậu từ bình dân đến cao cấp.

Dông (nhông) là loại bò sát có bốn chi, cùng họ với thằn lằn, rắn mối. Thịt dông ngon và bổ được coi là món ăn đặc sản của Xứ Nẫu. Phú Yên có hai loại dông chính, dông lửa và dông đen.

Thịt dông cát còn có tác dụng chữa hen suyễn, ghẻ lở, bồi bổ cho trẻ em gầy yếu, theo Viện sĩ Thông tấn Liên Xô (cũ) LS.Darepski. Một năm, dông chỉ xuất hiện một lần từ tháng 2 đến tháng 5.

Sống lâu ngày trong hang sâu dưới lòng đất, khi lên khỏi mặt đất, chúng ăn cỏ, côn trùng. Không biết có phải vì thế mà thịt dông rất ngon và đặc trưng.

Chặt đầu, lột da, đem dông vào cối xay hoặc băm nhuyễn với gia vị. Gia vị độc tôn khi làm chả ram là củ sả thái mỏng, băm nhỏ. Sau đó thịt dông được cuốn với bánh tráng (mỗi cuốn ước chừng bằng ngón tay trỏ). Khi dầu ăn sôi, cho vào từng  cuốn chả.

Chả dông ăn kèm với dưa chuột và cà chua sống, cùng với nước chấm là mắm ngon trộn với đậu phộng (lạc) nghiền nhỏ.
Ai qua cung đường này của khúc ruột miền Trung chắc đều có dịp thưởng thức đặc sản dông, từ chả ram dông, cháo dông, đến dông nướng bơ muối ớt.

Giá dông 70.000đồng/xâu dông cồ (đực) hoặc 80.000đồng/xâu dông cái, mỗi xâu 10-12 con. Để bắt dông, nhiều nơi đào tung rừng phi lao, nham nhở mặt cát trắng.

Dân thôn Thạnh Phú, thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa (nay là  khu 3, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa) lúc nông nhàn tranh thủ bẫy hoặc đào dông, để cải thiện hoặc bán cho quán nhậu. Sau hai giờ bẫy và đào, mỗi người bắt được khoảng 20 - 30 con. Bỏ công một ngày, có người bắt được cả trăm con.

Ông Nguyễn Văn Đoan- Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, cho biết: Diện tích rừng phi lao của địa phương hơn 75 ha hư hại không đáng kể sau cơn bão năm 1993. Nhưng từ khi dân đổ xô đào bẫy dông, rừng phi lao thưa dần. Rừng phòng hộ bị tàn phá đến mức, vẫn theo ông Đoan, địa phương phải trình đề án trồng mới rừng ngay trong mùa mưa năm 2008 này.

Rừng điêu tàn kéo theo dông ngày càng vắng bóng. Một số sát thủ dông bắt đầu nhận thấy tương lai ảm đạm. Họ nói sẽ bỏ nghề và rủ anh em hùn vốn xây bể nuôi thay vì chỉ khai thác tự nhiên. Lác đác xuất hiện mô hình nuôi ở Ninh Thuận hay Long Khánh.

Ông Nguyễn Tôn, một người chuyên bẫy dông ở thôn Uất Lâm (xã Hòa Hiệp Bác, huyện Đông Hòa, Phú Yên), ngậm ngùi thời hoàng kim: “Trước, một ngày bắt được 50-100 con, bán cho quán nhậu 150.000- 250.000 đồng là bình thường. Nay phải đi xa hơn, được mươi lăm con đủ nấu canh là cùng”.

Cần các nhà khoa học vào cuộc

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi dông từ bắc chí nam không có. Dân ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, mỗi người nghĩ mỗi cách nuôi và ai cũng bảo cách của mình tốt. Chẳng ai đến ba cùng với nông dân để thẩm định.

Ông Huỳnh Ngọc, một trong những người tiên phong nuôi dông, vẫn mua nguồn giống của những người bẫy và đào dông tự nhiên. Ông tìm hiểu thấy dông chỉ lên khỏi hang kiếm ăn từ 10 - 12 giờ. Ông đúc rút công thức đồ ăn cho dông gồm cỏ dại, rau muống, cà chua, dưa hồng.

Kinh nghiệm của ông được thực tiễn kiểm chứng bước đầu. Sau thời gian trưởng thành ba tháng tuổi, dông cái đẻ và ấp trứng 15 ngày thì nở. Mỗi lứa trứng nở 4 -8 con. Để giảm cái nắng như rang miền Trung, ông cho làm mưa nhân tạo trong chuồng và trồng cỏ.

Từ trên 300 con giống ban đầu, nay chuồng của ông có 1.000 con sắp xuất chuồng trái vụ cho thương lái ở Khánh Hòa. 1.000 con dông nặng tổng cộng 90 -100kg, có thể bán với giá 180.000đồng/kg, tương đương gần 20 triệu đồng. Trừ chi phí, có lãi hơn 10 triệu đồng.

Nhưng để giải bài toán lâu dài như vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, suy thoái giống, v.v…, kinh nghiệm của lão nông tri điền không giúp được ông.

Ông Nguyễn Văn Luận, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, cũng chỉ có thể kết luận vấn đề ở góc độ kinh tế trước mắt: “Nuôi dông như của ông Huỳnh Ngọc là phù hợp với các địa phương ven biển và có bãi cát hoặc động cát’.

Ông đề nghị: “Các nhà khoa học nên đi sâu nghiên cứu về loài bò sát này để giúp nhân dân biết cách cho dông đẻ nhân tạo một cách hiệu quả”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét