Trang trại Bảy Đức - Đ/c: Thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận




Cung cấp dông giống cho hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi dông và hướng dẫn phương pháp nuôi.

Cung cấp dông thịt cho nhà hàng, quán ăn có chất lượng, uy tín, giá phải chăng.

Liên hệ: Trang trại ông Bảy Đức. Địa chỉ: Thôn Tiến Hiệp - xã Tiến Lợi - Phan Thiết - Bình Thuận.

Điện thoại nhà: 062.3.729.964. Điện thoại di dộng: 0188.917.3137. Email: Thanhthuydpi@yahoo.com.vn. Nickchat yahoo: Thanhthuydpi

Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết - Bình Thuận quê tôi. Mời các bạn ghé thăm trang Blog để biết thêm về loài Dông, các món ăn đặc sắc từ Dông và kỹ thuật nuôi dông.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Bình Thuận: Triển vọng từ nuôi dông



Dông là đối tượng nuôi được nhiều nông dân Thuận Quý lựa chọn nhờ hiệu quả kinh tế cao.
KTNT - Dông là loài bò sát thích nghi với môi trường tự nhiên vùng ven biển, trên các cồn cát, dễ nuôi và được thị trường ưa chuộng.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang chọn đối tượng này để nuôi, từ đó thoát nghèo, làm giàu.
Những năm trước, đào, bẫy dông trở thành nghề có thu nhập cao ở các xã ven biển Bình Thuận. Người dân rủ nhau đi "săn" dông từ nhỏ đến lớn để bán cho các nhà hàng, khách sạn, dẫn đến nguy cơ "xoá sổ" đàn dông. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi thuần dưỡng dông tự nhiên khá phát triển. Nhiều hộ đã làm giàu từ mô hình này.
Anh Nguyễn Văn Quanh ở thôn Thuận Cường, xã Thuận Quý tâm sự: “Thấy nhiều người nuôi dông đem lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nuôi trên diện tích 1.000m2, ban đầu thả 3kg dông giống (khoảng 10 con/kg), với giá gần 500.000 đồng/kg. Đến nay, đàn dông phát triển lên tới hơn 1.000 con, mỗi tháng xuất bán 20kg với giá bình quân 400.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về gần 8 triệu đồng”. Anh Quanh cho biết thêm, dông là loài động vật hoang dã nhưng dễ thuần dưỡng, ít bị dịch bệnh, thức ăn lại dễ kiếm nên ai cũng có thể nuôi được.
Khi nuôi dông, người dân xã Thuận Quý thường đào sâu xuống đất khoảng 0,5m, dùng gạch xây cao từ 1,2-1,5m, dưới đáy tráng một lớp xi-măng dày khoảng 2-3cm để dông không thể đào hang chui đi và phải đảm bảo không bị đọng nước vào mùa mưa. Tiếp đó, đổ thêm một lớp cát dày khoảng 0, 5m. Trên bề mặt có thể đắp thành gứ, trồng cỏ và cây trứng cá tạo bóng mát và tạo thức ăn cho dông (khi trái trứng cá chín rụng). Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng mỗi sáng để tạo độ ẩm và tạo thói quen cho dông lên ăn khi trời mưa. Chúng thường ăn các loại rau, quả như rau muống, khoai lang, cà chua, dưa hồng..., đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món "khoái khẩu" nhất của dông.
Anh Nguyễn Thành Đệ, người có thâm niên trong nghề nuôi dông cho biết, mô hình nuôi dông rất phù hợp với những vùng có nhiều cồn cát như Thuận Quý. Dông sinh sản nhanh, mau lớn và ít bị bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt 90-95%. Trung bình mỗi năm dông đẻ 2 lần, mỗi lần 6-8 trứng, khoảng 1 tháng sau trứng nở ra dông con. Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản. Từ số dông giống ban đầu vẻn vẹn vài chục con, sau gần 10 năm, số lượng của anh Đệ đã lên tới trên 10.000 con. “Hầu như ngày nào các nhà hàng cũng đặt mua dông của tôi, trừ chi phí, gia đình lãi trên 300 triệu đồng/năm”, anh Đệ phấn khởi nói.
Trao đổi với chúng tôi, anh Lương Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Quý cho biết, toàn xã hiện có khoảng 100 hộ đầu tư nuôi dông, với số lượng lên đến khoảng 1 triệu con. Việc nuôi dông không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng hồi phục và bảo vệ nguồn sinh vật tự nhiên. Vì thế chính quyền xã Thuận Quý đang khuyến khích bà con phát triển mô hình này.

1 nhận xét: