Trang trại Bảy Đức - Đ/c: Thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận




Cung cấp dông giống cho hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi dông và hướng dẫn phương pháp nuôi.

Cung cấp dông thịt cho nhà hàng, quán ăn có chất lượng, uy tín, giá phải chăng.

Liên hệ: Trang trại ông Bảy Đức. Địa chỉ: Thôn Tiến Hiệp - xã Tiến Lợi - Phan Thiết - Bình Thuận.

Điện thoại nhà: 062.3.729.964. Điện thoại di dộng: 0188.917.3137. Email: Thanhthuydpi@yahoo.com.vn. Nickchat yahoo: Thanhthuydpi

Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết - Bình Thuận quê tôi. Mời các bạn ghé thăm trang Blog để biết thêm về loài Dông, các món ăn đặc sắc từ Dông và kỹ thuật nuôi dông.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Nuôi dông để đổi đời


Nhiều năm trước, con dông ở vùng "sa mạc" Hòa Thắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) chỉ là loài vô danh tiểu tốt. Đến khi du lịch phát triển, dông lên đời vì trở thành món đặc sản hấp dẫn khách phương xa.
Bắt dông bán được tiền nên phong trào đào đất khui hầm săn dông phát triển rầm rộ. Đến khi con dông vắng bóng trên các động cát, quay lại với những cánh đồng cằn cỗi vì nắng hạn, người dân Hòa Thắng quay quắt với bữa đói bữa no. "Khoảng 2 năm trở lại đây, điệp khúc đói nghèo ở Hòa Thắng đã sang trang trước sự phát triển của nghề nuôi dông. Nhiều người từ khó nghèo nay đã có của ăn của để cũng nhờ con dông xứ cát" - ông Trương Quang Thọ, Phó Chủ tịch xã Hòa Thắng, cho biết. 
Chúng tôi ghé nhà chị Võ Thị Mến, ngụ thôn Hồng Lâm, một trong những điển hình nuôi dông thành công ở xã Hòa Thắng. Chị Mến cho biết nhà chị có 2 sào ruộng nhưng vì đất đai bạc màu, nắng hạn triền miên, việc canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời mỗi năm chỉ làm một vụ nên năng suất thấp kém, khi được giá thì mất mùa, lúc được mùa thì mất giá, nên dẫu cả gia đình làm việc cật lực nhưng nhiều năm vẫn không "cất đầu lên nổi".
Sau nhiều năm quanh quẩn với cuộc sống nghề nông nghèo khó không có lối ra, đầu năm 2009, thấy một số người dân trong xã nhờ nuôi dông mà phất lên trông thấy nên chị Mến bàn với chồng "bắt chước người ta". Sau khi khoe đợt thu hoạch dông vào trung tuần tháng 10 được gần 20 triệu đồng, chị Mến chia sẻ: "Vay mượn được gần 20 triệu đồng, tôi đầu tư xây dựng chuồng trại, mua dông giống thả nuôi. Hằng ngày ông xã tôi đi hái rau, bứt cỏ, đào trùn cho dông ăn. Nuôi được gần 2 năm thì những con dông bé tí tẹo nhỏ như con thằn lằn tăng trọng cỡ 3 con một ký (3 con/kg), lái thu vào một ký 280.000 đồng. Bán hết một mớ, tôi hiện còn 70kg dông thịt, tương đương 20 triệu đồng và còn nhân được khoảng 5kg dông giống, mỗi ký xuất cho người nuôi hiện cũng được xấp xỉ 500.000 đồng".

Nghề nuôi dông ở Bình Thuận đang mở ra cơ hội thoát nghèo.

Cùng niềm vui với chị Mến, chị Võ Thị Hòa ở thôn Hồng Lâm hân hoan tâm tình sau nhiều năm bí lối làm ăn, con dông là cứu tinh giúp gia đình chị và người dân ở xã tự tin mơ tới một ngày mai khá giàu. "Ông xã tôi là dân săn dông thứ thiệt ở vùng đất này" - chị Hòa bật mí: "Những khi trời nắng hạn không thể trồng trọt gì được, vậy là ổng cùng nhiều người khác nhóm lại đi đào dông bán cho các đoàn khách du lịch. Bắt riết rồi dông cũng sạch, khi ấy một người trong nhóm săn dông với ổng mới nghĩ chuyện nuôi dông và đã nhân giống thành công. Thấy nghề này có triển vọng nên vợ chồng tôi huy động vốn quyết sống chết với nghề".
Khoảng giữa năm 2009, thay vì làm đất rải hạt như người ta, vợ chồng chị Hòa mua tôn về quây chuồng rồi thả dông giống và thành công ngoài mong đợi. Tổng số vốn đầu tư lúc ban đầu là 46 triệu đồng, đến khoảng tháng 6/2010 vợ chồng chị xuất dông thịt được hơn 30 triệu đồng.
Hiện vợ chồng chị Hòa còn ngần ấy dông thịt, nếu nuôi thêm 1 tháng nữa thì khả năng sẽ thu về xấp xỉ 50 triệu đồng. Đó là chưa kể số dông con trị giá hơn chục triệu đồng. Chị Hòa khẳng định: "Con dông rất dễ nuôi và thu lợi cao. Nghề này hễ vào cuộc chỉ có thắng với thắng".
Theo thống kê của UBND xã Hòa Thắng, nghề nuôi dông ở địa phương rộ lên từ đầu năm 2008 đến nay. Toàn xã hiện có 120 hộ nuôi dông trên diện tích khoảng 20ha. Ông Nguyễn Thanh Lâm, cán bộ văn phòng xã, cho biết: "Dông là loài bò sát dễ nuôi, ít bệnh tật, ăn được nhiều loại thức ăn, từ rau, cỏ, củ quả các loại đến các loại côn trùng. Hiện nghề nuôi dông ở địa phương ngày một phát triển nhờ đầu ra của dông giống lẫn dông thịt ổn định. Không chỉ phục vụ thị trường tỉnh Bình Thuận, con dông còn được xuất đi các tỉnh lân cận, đặc biệt là thị trường TP Hồ Chí Minh"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét