Trang trại Bảy Đức - Đ/c: Thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận




Cung cấp dông giống cho hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi dông và hướng dẫn phương pháp nuôi.

Cung cấp dông thịt cho nhà hàng, quán ăn có chất lượng, uy tín, giá phải chăng.

Liên hệ: Trang trại ông Bảy Đức. Địa chỉ: Thôn Tiến Hiệp - xã Tiến Lợi - Phan Thiết - Bình Thuận.

Điện thoại nhà: 062.3.729.964. Điện thoại di dộng: 0188.917.3137. Email: Thanhthuydpi@yahoo.com.vn. Nickchat yahoo: Thanhthuydpi

Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết - Bình Thuận quê tôi. Mời các bạn ghé thăm trang Blog để biết thêm về loài Dông, các món ăn đặc sắc từ Dông và kỹ thuật nuôi dông.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Con dông trên đất Hồng Phong
BT- So với cách đây vài ba năm thì bộ mặt của xã Hồng Phong hôm nay đã có nhiều thay đổi, những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống đồng bào giờ đã tương đối. Cái nghèo không còn bám chân, nhiều người trong xã đang tính chuyện làm giàu trên mảnh đất vốn không được thiên nhiên ưu đãi. Phát triển nhất là công việc chăn nuôi, chuyện những gia đình sở hữu đàn dê hay bò từ 50 - 100 con là hình ảnh thường thấy trong xã. Bên cạnh đó là phong trào nuôi dông đang nở rộ…
Con dông xưa nay vốn là đặc sản quen thuộc của vùng đất gió cát Khu Lê này, thịt dông hiện đang là một món ăn ưa thích của những người sành ẩm thực trong nước với nhiều tên gọi rất kêu: rồng đất, thần sấm... Dông phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây nên dễ sinh sản. Ngày xưa, bẫy dông cũng là cái nghề quen thuộc với người dân nơi đây, nhưng nguồn dông tự nhiên rồi cũng cạn kiệt dần khi cung không đủ cầu, từ đó, ý tưởng nuôi dông đã nảy sinh. Lúc đầu, tuy chưa có ai hướng dẫn về kỹ thuật nuôi dông, nhưng đã có hàng chục hộ trong xã đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư xây tường rào và mua giống về thả. Anh Nguyễn Văn Châu, năm nay mới 36 tuổi nhưng đã có gần 6 năm với nghề nuôi dông. Trong khu vực nuôi dông 2.000m2 được xây tường bao bọc. Châu đã thả 2.000 con giống. Giá mỗi con dông giống là 8.000đồng/con, giá thành của 2.000 con giống không phải là số tiền nhỏ, nhưng theo anh: Nuôi dông không lỗ, vì dông mau phát triển, lại ít dịch bệnh… Thức ăn của dông cũng đơn giản với các loại rau muống, rau lang, có khi thiếu rau, Châu đi hái các loại rau tự nhiên như rau muống biển, cỏ cúc… dông cũng không chê.
Ảnh minh họa
Sáng sớm, trong khu vực nuôi dông của Châu, hàng trăm con dông đủ màu sắc từ dưới đất chui lên giành ăn trông thật vui mắt. Tuy là dông nuôi nhưng bản chất dông vốn nhút nhát, vừa thấy bóng người là lủi nhanh như điện xẹt. Tôi thấy trong đàn có nhiều con đã to khoảng 2,5 lạng. Châu bảo: Giá dông hiện tại không dưới 350.000 đồng/ký, nhưng anh chưa bán vì muốn phát triển giống để tăng số lượng. Con dông vốn không khó tính với môi trường sống, chỉ cần trồng thêm ít cây đào hoặc trứng cá trong khu vực nuôi để tạo bóng mát là dông đã có thể thích nghi được. Vì dông sống chui dưới hang nên không có người chủ nuôi nào biết đích xác số lượng đàn dông của mình đã phát triển được bao nhiêu con.
Ghé thăm khu vực nuôi dông của anh Nguyễn Văn Bảy, anh cho biết khu vực nuôi dông của anh mới đầu tư xây tường và mua giống khoảng 100 triệu đồng. Tuy diện tích nuôi còn nhỏ nhưng cách nuôi của anh có vẻ bài bản hơn. Trong khi những người nuôi dông trong xã chỉ cho dông ăn rau lang, rau muống, có khi cả rau dại, thì anh lại nuôi dông bằng các loại rau sang hơn như cà chua, giá, bí đỏ… ngày nào anh cũng chạy về Mũi Né để mua thức ăn cho dông. Không biết thịt con dông do anh Bảy nuôi có khác vị khi ăn những thức ăn này hay không nhưng chắc một điều là dông không thể bỏ đi nơi khác vì tìm đâu ra những thức ăn quen thuộc.
Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi dông ở Hồng Phong đã rõ, nhưng câu nói của anh Mai Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã làm tôi nghĩ mãi trên chặng đường về: Hồng Phong hiện có hơn 10 ha nuôi dông thịt, phát triển nghề nuôi dông để thoát nghèo là điều hay, nhưng cái hay hơn nữa là làm sao giữ con dông còn mãi ở vùng đất chiến khu này…

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Bình Thuận: Triển vọng từ nuôi dông



Dông là đối tượng nuôi được nhiều nông dân Thuận Quý lựa chọn nhờ hiệu quả kinh tế cao.
KTNT - Dông là loài bò sát thích nghi với môi trường tự nhiên vùng ven biển, trên các cồn cát, dễ nuôi và được thị trường ưa chuộng.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang chọn đối tượng này để nuôi, từ đó thoát nghèo, làm giàu.
Những năm trước, đào, bẫy dông trở thành nghề có thu nhập cao ở các xã ven biển Bình Thuận. Người dân rủ nhau đi "săn" dông từ nhỏ đến lớn để bán cho các nhà hàng, khách sạn, dẫn đến nguy cơ "xoá sổ" đàn dông. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi thuần dưỡng dông tự nhiên khá phát triển. Nhiều hộ đã làm giàu từ mô hình này.
Anh Nguyễn Văn Quanh ở thôn Thuận Cường, xã Thuận Quý tâm sự: “Thấy nhiều người nuôi dông đem lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nuôi trên diện tích 1.000m2, ban đầu thả 3kg dông giống (khoảng 10 con/kg), với giá gần 500.000 đồng/kg. Đến nay, đàn dông phát triển lên tới hơn 1.000 con, mỗi tháng xuất bán 20kg với giá bình quân 400.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về gần 8 triệu đồng”. Anh Quanh cho biết thêm, dông là loài động vật hoang dã nhưng dễ thuần dưỡng, ít bị dịch bệnh, thức ăn lại dễ kiếm nên ai cũng có thể nuôi được.
Khi nuôi dông, người dân xã Thuận Quý thường đào sâu xuống đất khoảng 0,5m, dùng gạch xây cao từ 1,2-1,5m, dưới đáy tráng một lớp xi-măng dày khoảng 2-3cm để dông không thể đào hang chui đi và phải đảm bảo không bị đọng nước vào mùa mưa. Tiếp đó, đổ thêm một lớp cát dày khoảng 0, 5m. Trên bề mặt có thể đắp thành gứ, trồng cỏ và cây trứng cá tạo bóng mát và tạo thức ăn cho dông (khi trái trứng cá chín rụng). Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng mỗi sáng để tạo độ ẩm và tạo thói quen cho dông lên ăn khi trời mưa. Chúng thường ăn các loại rau, quả như rau muống, khoai lang, cà chua, dưa hồng..., đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món "khoái khẩu" nhất của dông.
Anh Nguyễn Thành Đệ, người có thâm niên trong nghề nuôi dông cho biết, mô hình nuôi dông rất phù hợp với những vùng có nhiều cồn cát như Thuận Quý. Dông sinh sản nhanh, mau lớn và ít bị bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt 90-95%. Trung bình mỗi năm dông đẻ 2 lần, mỗi lần 6-8 trứng, khoảng 1 tháng sau trứng nở ra dông con. Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản. Từ số dông giống ban đầu vẻn vẹn vài chục con, sau gần 10 năm, số lượng của anh Đệ đã lên tới trên 10.000 con. “Hầu như ngày nào các nhà hàng cũng đặt mua dông của tôi, trừ chi phí, gia đình lãi trên 300 triệu đồng/năm”, anh Đệ phấn khởi nói.
Trao đổi với chúng tôi, anh Lương Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Quý cho biết, toàn xã hiện có khoảng 100 hộ đầu tư nuôi dông, với số lượng lên đến khoảng 1 triệu con. Việc nuôi dông không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng hồi phục và bảo vệ nguồn sinh vật tự nhiên. Vì thế chính quyền xã Thuận Quý đang khuyến khích bà con phát triển mô hình này.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Món Gỏi Dông

Làm gỏi dông rất công phu, phải có "bí quyết" nhà nghề mới chế biến được. Làm sạch ruột, lột da, đưa vào lò nướng, khi thịt dông vàng mới lấy ra. Sau đó băm nhuyễn, xào chín và trộn với trái cóc hoặc xoài cắt chỉ nhỏ, rau thơm, đậu phộng rang giòn và đặc biệt phải có "lá xoài dông", một thứ lá cây mọc trên các vách đá vùng khô hạn, có vị chát. Gỏi dông ăn chung với bánh tráng dày, nhiều mè, xúc mãi không chán.
Đặc biệt, vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch, ở Bình Thuận có món canh chua lá me non dùng để trộn gỏi  hoặc nấu với nhông rất đặc trưng vì một năm chỉ vài tuần có lá me non để nấu món này. Trứng nhông chiên bơ cũng là món ăn cao cấp đắt tiền, mật nhông dùng làm thức ăn dân gian đặc trị bệnh suyễn. Với dân sành ăn, thịt nhông rưới thêm bơ hoặc mỡ, đem chiên hoặc nướng rồi thưởng thức với rau thơm kèm một vài ly rượu cay cay, âm ấm là đủ ngon lắm rồi.

Dông là loại bò sát sinh sống trong hang trên những vùng đồi cát nóng. Thức ăn chính của con dông chủ yếu là chồi non từ cây xương rồng, cỏ dại. Người dân địa phương đặt bẫy hoặc đào bắt chúng ở trong hang dưới lòng đất sâu chừng 1,5m. Thịt dông thơm, trắng như thịt gà, rất ngon và ngọt, béo ngậy, có vị bùi, chắc, xương rất mềm nhưng da thì dòn sừn sựt.
                                                                                                      

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Nuôi Dông làm giàu

Bền bỉ học hỏi, ông Mai Văn Tòng thành công với nghề nuôi dông và giúp nhiều người tự tạo việc làm

Loay hoay cho những chú dông giống vào chiếc bao cước, anh Lưu Võ Hoàng Vân (ngụ huyện Cần Giuộc - Long An), cho biết: “Thấy chú Tư làm ăn được nên tôi học làm theo. Nhờ kinh nghiệm truyền đạt của chú mà tôi đã xây dựng chuồng trại, bước đầu thử nghiệm nuôi loài dông này. Tôi nghĩ vùng đất Long An sẽ phù hợp để đàn dông sinh trưởng tốt”.  
Bỏ chồn tìm dông
Chú Tư mà anh Lưu Võ Hoàng Vân nhắc đến là ông Mai Văn Tòng, cán bộ hưu trí ở ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn - TPHCM. Người dân ở đây thường gọi ông là chú Tư nuôi dông, bởi ông là người duy nhất ở ngoại thành nuôi loài vật này thành công.
Đưa tôi ra vườn, nơi những chuồng nuôi dông được bao phủ bởi 4 bức tường cao, bên dưới phủ cát dày, ông dặn: “Phải đi thật khẽ, nếu không dông trốn hết vào hang”. Đúng như lời ông, khi tôi vừa ló đầu qua khỏi bức tường rào, định đưa máy ảnh lên chụp thì hàng ngàn con dông lớn, nhỏ bỏ chạy, chui tọt vào hang. 
Ông Mai Văn Tòng với đàn dông giống chuẩn bị bán cho khách
Trước khi đến với nghề nuôi dông, ông Mai Văn Tòng từng nuôi nhiều loài động vật hoang dã như chồn hương, heo rừng... nhưng không thành công bởi chúng rất khó nuôi lại chăm sóc cực. Năm 2009, trong một chuyến về thăm người bạn cũ ở xã Hòa Thắng, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận, ông được bạn giới thiệu mô hình nuôi dông trên cát.
Khi tham khảo mô hình của bạn, ông chợt nghĩ: “Tại sao không biến mảnh đất bấy lâu nay nuôi chồn, heo vốn không có hiệu quả kinh tế thành nơi nuôi dông vì loài vật này không bị bệnh mà cũng không tốn quá nhiều chi phí?”. Trở về, ông bắt tay cải tạo 1.600 m2 đất vườn, xây tường, đổ cát và trồng cây trứng cá để nuôi dông. Ông lý giải việc trồng cây trứng cá: “Dông rất thích ăn những trái ngọt và mềm, nhất là trái trứng cá. Nhờ trái trứng cá mà lượng thức ăn phải mua đã giảm rất nhiều, tiết kiệm được chi phí”.
Dễ nuôi, dễ bán
Tháng 5-2009, ông ra Cam Ranh mua 200 kg dông giống về nuôi thử nghiệm. Ông thường tìm đến các chợ đầu mối để mua dưa hấu, lá rau muống, cải, giá về làm thức ăn cho dông. Không ngờ, chỉ một năm sau, những chú dông giống ngày nào đã đạt trọng lượng 4-6 con/kg. Khi đàn dông trưởng thành cũng là lúc ông đối diện với thực tế: Tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ông lần lượt liên hệ các nhà hàng để giới thiệu sản phẩm và không ngờ, một số chủ nhà hàng ở Bến Lức - Long An liền đặt mua dông thịt với giá 350.000 đồng/kg. Họ còn đặt hàng ông thường xuyên. Ông tâm sự: “Khi ấy, tôi vui lắm vì dông được mọi người biết đến. Lần lượt, nhiều nhà hàng ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước tìm mua đến nỗi tôi không đủ hàng để cung cấp”.
Tôi đang vận động người dân quanh vùng có đất trống cùng nuôi dông. Như thế, ngoài việc bảo đảm nguồn cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, mô hình này sẽ giúp nhiều người dân ngoại  thành vượt khó.
Ông Mai Văn Tòng
Theo ông, dông thuộc họ kỳ nhông, thịt trắng, dai và bổ nên thực khách rất ưa thích. Mỗi năm, dông đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ từ 6-8 trứng. Khoảng 30 ngày, trứng nở thành con, sau 4 - 5 tháng, dông có thể xuất chuồng nên đem lại thu nhập cao cho người nuôi. Dông cũng là loài dễ nuôi, khi bị bỏ đói nhiều ngày, chúng không chết và đặc biệt không mắc bệnh dịch như những loài động vật khác nên phù hợp với người lớn tuổi. Ông cho biết: “Muốn dông mập, nhanh lớn, ngoài cho ăn các loại rau, quả, mỗi tuần 2 lần nên cho chúng ăn thêm thức ăn nuôi cá. Nơi nuôi dông phải thoáng mát, có đủ ánh sáng để dông lên tắm nắng”.
Nhân rộng nghề
Sau 2 năm thử nghiệm nuôi dông, đến nay, ông Mai Văn Tòng đã cung cấp cho thị trường 200 kg dông thịt và gần 100 kg dông giống. Ngoài ra, ông còn truyền kinh nghiệm cho nhiều bà con ở TPHCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Nhà ông thường xuyên có khách lui tới. Tận mắt chứng kiến nhiều khách hàng chờ để được mua đàn dông giống, tôi nhận ra ông đã chọn hướng đi đúng bởi mô hình nuôi dông của ông không tốn nhiều chi phí lại có thu nhập cao. Anh Nguyễn Văn Trung, một khách hàng đến từ Trà Vinh, nói: “Tôi biết chú Tư qua mô hình nuôi dông thành công của một người bạn. Nhờ anh ấy chỉ dẫn mà tôi tìm đến đây để mua giống. Hy vọng mô hình này sẽ giúp ba mẹ tôi có thêm thu nhập khi về già”.

Dông nướng lá lốt



- Dông nướng lá lốt hoặc ram: Cũng cách làm thịt dông, bằm nhuyễn, gia vị như trên, rồi dùng lá lốt cuốn thịt vào trong. Cuốn xong, xếp một lớp lá lốt lên vỉ, rồi đặt từng cuốn thịt dông cuốn lá lốt vào, sau đó lại phủ lên trên vỉ một lớp lá lốt nữa rồi kẹp vỉ lại, nướng nhỏ lửa. Mùi thịt dông nướng lá lốt bay lên thơm ngào ngạt. Dẫu ai đó có cữ thịt dông vì cho rằng sợ thịt độc cũng muốn nếm thử xem thịt dông ra làm sao. Quả thật, dông nướng lá lốt ăn rất ngon, uống với vài ly rượu gạo thì càng tuyệt.
Món ram (nem) nhông. Cũng với quá trình sơ chế như món nhông nướng, nhông sau đó được bằm nhuyễn ướp với nén và ớt giã nhuyễn, thêm chút muối, bột nêm rồi đem gói ram sau đó chiên lên. Ram (nem) nhông quấn với bánh tráng mỏng, rau sống, ăn kèm với nước mắm đã qua pha chế. Có được chén nước mắm ngon ăn kèm với ram nhông không phải là dễ. Mắm chấm phải cay cay, ngòn ngọt, mặn mặn và sánh mới ngon. Ram (nem) nhông, rau sống chấm nước mắm mới thấy được cái đậm đà của món ăn.
- Dông xào sả:Dông sau khi làm thịt xong, chặt miếng to cở 2 ngón tay, ướp gia vị cho thật cay, cùng với nghệ bột, đập vài củ sả ướp chung vào. Khử dầu tới đổ thịt vào xào đảo đều tay, khi thịt chín, xắt một ít rau thơm cho vào, nêm nếm vừa ăn nhắc xuống. Dông xào sả ăn với bánh tráng nướng rất ngon.

Dông nướng Các Nơi

Có hai cách để làm dông nướng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da. Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị.
 
Tương truyền, ở làng Mỹ Tường (Ninh Thuận), nơi có rất nhiều dông sinh sống, trong lễ vật thách cưới vợ của người dân địa phương phải có một thúng trứng dông, những cái trứng đó chỉ to bằng đầu ngón tay út trẻ em. Rất may tục lệ đó đã bị loại bỏ, nếu không thì nhiều trai làng Mỹ Tường ngày nay đã... ế vợ!
Dông nướng chấm muối ớt chanh, kèm với lá xoài dông vừa cay lại vừa chua, có hương vị đặc trưng. Xương dông rất mềm, nhai trong miệng lụp bụp, nhâm nhi với ly rượu thuốc thật thú vị.
                                                                       
Món dông nướng thoạt nhìn thấy hơi “ớn lạnh” vì vẻ bề ngoài sần sùi, song khi đã ăn rồi bạn không muốn gác đũa và thậm chí có người còn tiếc ngẩn ngơ vì biết đến vị ngon ngọt của thịt “vua” đồi cát quá trễ. Để làm dông nướng, bạn chuẩn bị trước khoảng 10 con dông. Rồi bày sẵn nước mắm, muối, ớt, tiêu, chanh. Cách làm: Dông rửa sạch, lột da, moi bỏ hết ruột, rửa lại để ráo nước.
                                                                                             
Sau đó ướp dông với một chút nước mắm và ½ muỗng cà phê muối. Còn ớt bằm nhỏ, cho vô đảo đều, thời gian ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Xếp dông lên vỉ, cho lên bếp than nướng, vừa nướng vừa trở cho đều, thỉnh thoảng thoa thêm một ít dầu ăn, nhờ vậy dông mới có độ bóng và không bị khô. Khi nào chín vàng, dậy mùi thơm là được. Món này ăn nóng, chấm muối tiêu chanh ăn rất thơm, ngon