Trang trại Bảy Đức - Đ/c: Thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi, Phan Thiết, Bình Thuận




Cung cấp dông giống cho hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi dông và hướng dẫn phương pháp nuôi.

Cung cấp dông thịt cho nhà hàng, quán ăn có chất lượng, uy tín, giá phải chăng.

Liên hệ: Trang trại ông Bảy Đức. Địa chỉ: Thôn Tiến Hiệp - xã Tiến Lợi - Phan Thiết - Bình Thuận.

Điện thoại nhà: 062.3.729.964. Điện thoại di dộng: 0188.917.3137. Email: Thanhthuydpi@yahoo.com.vn. Nickchat yahoo: Thanhthuydpi

Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết - Bình Thuận quê tôi. Mời các bạn ghé thăm trang Blog để biết thêm về loài Dông, các món ăn đặc sắc từ Dông và kỹ thuật nuôi dông.

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Nuôi dông xóa nghèo


Những ngày này bà con xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đang ra sức huy động vốn liếng đấu tư xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi dông.
Một trại nuôi Dông ở xã Tân Thắng

Nuôi dông đã trở thành phong trào vì nhiều hộ dân trong xã đã xóa nghèo nhờ loài vật nuôi này. Anh Nguyễn Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thắng cho biết: “Lợi thế của xã Tân Thắng là có diện tích vùng đất cát khá lớn, rất phù hợp cho việc nuôi dông. Từ đầu năm 2010 đến nay, xã Tân Thắng đã có nhiều hộ trước đây nghèo đói, nhờ nuôi dông nên đã thoát nghèo và có của ăn, của để…”.
Thôn Gò Đồn là nơi nuôi nhiều nhất xã với 26 hộ nuôi đang nuôi và hàng chục hộ đang xây dựng chuồng trại. Ông Nguyễn Văn Tiết- một trong những hộ nuôi Dông có hiệu quả cao cho biết: “Năm 2008, một số người dân khi ra xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình chơi đã phát hiện ra nhiều nhà nuôi con dông hiệu quả. Khi so sánh vùng đất ở xã Hòa Thắng không khác đất ở Tân Thắng nên đã tìm cách đưa con dông về nuôi. Như gia đình tôi trên diện tích 1000 m2 , tôi thả 50 kg giống và nuôi trong thời gian 9 tháng thu lãi trên 60 triệu đồng…”.
Thời gian đầu chỉ vài hộ nuôi, thấy có hiệu quả cao nên từ năm 2008 đến nay hàng loạt gia đình ở thôn Gò Đồn quyết đến với nghề nuôi mới này. Hộ ông Chín nuôi có diện tích 800 m2, chỉ thả 40 kg, sau 10 tháng nuôi ông bán thu lãi trên 45 triệu đồng. Hiện nay, giá dông giống khá cao, lên tới 400.000 đồng/kg. Nhưng giá dông thịt cũng rất tốt, từ 260.000 đến 300.000 đồng/kg và cứ nuôi trưởng thành là thương lái đến đặt mua ngay.
Tân Thắng là xã nghèo của huyện Hàm Tân, nay chỉ qua vài lứa dông đã có nhiều hộ thoát nghèo và trở nên giàu có nên nghề nuôi dông được nông dân ở đây hưởng ứng nhiệt liệt.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

Nuôi dông để thoát nghèo

    Ông Thại giới thiệu trại dông của gia đìnhĐó là trường hợp làm ăn của ông Nguyễn Thại ở thôn 4, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Trước đây gia đình ông một thời nuôi heo có thu nhập ổn định, nhưng sau đó giá thực phẩm cao tính ra bị lỗ nên chuyển sang nuôi dông. Trên diện tích vườn nhà 800 m2, ông mua 120 miếng tôn phi brô xi măng về làm chuồng trại. Tôn chôn sâu 0,6 mét, phần còn lại 0,92 mét chừa trên mặt đất, cứ tấm này nối tiếp tấm khác hình thành chuồng trại để dông khỏi chui ra ngoài gây thất thoát. Dông giống tại địa phương thời điểm đó giá 60 ngàn đồng/kg, ông mua 1,6 tạ hết 9,6 triệu đồng. Bình quân 1 kg được 22- 23 con. Bắt đầu thả nuôi tại vườn nhà ngày 18/10/2007 âm lịch. Khi trời có nắng con dông mới lên khỏi hang kiếm ăn, nên mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào khoảng 8-9 giờ sáng. Thức ăn gồm: trái dứa dại chín, lá chùm ngây, rau muống biển, trái bình bát, lá đu đủ, rau muống cạn, cây chuối... Mấy loại rau lá cứ để nguyên bỏ vào chuồng cho dông ăn, còn trái dứa do cứng hay thân cây chuối phải cắt nhỏ thì dông mới ăn được. Sau khi nuôi 5 tháng ông chọn những con dông đực có trọng lượng 250- 300g xuất bán được 70 kg, giá 120.000 đồng/kg thu về 8,4 triệu đồng.
    Ông Thại cho biết: Dông nuôi tại đảo rất mau lớn và thời gian nuôi tại đây chưa thấy bệnh gì phát sinh. Với số lượng dông hiện có tại chuồng thì mỗi ngày cũng “ ngốn” tới 60 kg thực phẩm. Tuy vậy hầu như không tốn tiền mua thức ăn vì các loại rau quả đều có sẵn tại địa phương. Trong quá trình nuôi, ông đã chọn những con dông đực khỏe và dông cái tốt để cho sinh sản nên không phải bỏ tiền mua giống nữa. Trong năm 2009, ông xuất bán nhiều đợt, cao nhất là đợt cuối năm, được tới 60 kg dông thương phẩm, bình quân 2-3 con/kg, với giá 230.000 đồng/kg, thu nhập gần 14 triệu đồng.
    Theo ông Thại: Khi nuôi heo bị lỗ 20 triệu đồng đã làm cho gia đình lâm vào cảnh khốn khó, vốn liếng gom lại chỉ phù hợp với điều kiện nuôi dông. Trước mắt  thu nhập chưa đáng bao nhiêu nhưng tương lai có nhiều triển vọng, nếu như được vay vốn ngân hàng để mở rộng trại nuôi thêm nữa thì trong nay mai gia đình không những thoát được nghèo mà còn sẽ khá giả hơn.